A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin nội bộ tháng 6/2020

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

 THÁNG 6/2020

1. Tập trung tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; các chủ trương, chính sách mới của tỉnh, huyện.

2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19, công tác chỉ đạo thu chiêm làm mùa, phòng chống thiên tai; phòng chống các dịch bệnh mùa hè, phòng chống đuối nước; các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội; công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện; công tác bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

 3. Đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 72 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc - ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2020); Kỷ niệm 70 năm ngày "Quốc tế Thiếu nhi" (01/6/1950- 01/6/2020); 95 năm ngày "Báo chí Cách mạng Việt Nam" (21/6/1925 - 21/6/2020); ngày môi trường thế giới (05/6); ngày toàn dân phòng chống ma tuý (26/6); ngày Gia đình Việt Nam (28/6);  ...

4. Tuyên truyền kết quả 4 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; tiếp tục lan tỏa các gương cá nhân điển hình, tập thể gương mẫu, tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05 tạo hiệu ứng tốt trong toàn xã hội.

5. Định hướng việc tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc phản bác các thông tin xấu độc trên mạng xã hội do các thế lực thù địch sắp đặt hòng bôi nhọ uy tín của Đảng, Nhà nước và các lãnh đạo của ta trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

                                      BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

 

 

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh

 

  Gương sáng

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH – ĐƠN VỊ ĐIỂN HÌNH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THÁI THỤY TRONG ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh là đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục huyện nhà với nhiều thành tích xuất sắc, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các cấp và đông đảo phụ huynh học sinh ghi nhận, tin tưởng. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ vĩ đại “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, những năm qua, thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức Cảnh luôn đoàn kết phấn đấu học tập, làm theo tư tưởng của Người. Tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh luôn có ý thức hoàn thiện mình trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Ngay từ đầu năm học, Chi bộ và Ban Giám hiệu đã tổ chức cho cán bộ và giáo viên đăng ký nội dung phấn đấu học tập và làm theo lời Bác. Giáo viên nghiên cứu chương trình để lên kế hoạch giảng dạy nhằm giáo dục học sinh những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động này đã lan tỏa tới mỗi cán bộ, giáo viên và từng em học sinh. Đó là một trong những hoạt động thường xuyên để thầy và trò nhà trường rèn luyện mình. Trước tiên là bài học về những đức tính tốt đẹp như lối sống giản dị, trung thực, khiêm tốn, vị tha, đoàn kết, nhân ái, chan hòa với mọi người... Các thầy cô giáo, nhân viên của trường luôn thân thiện, cởi mở, hòa đồng, luôn giúp đỡ đồng nghiệp một cách chân tình; gần gũi, thân thiện với học sinh. Là một ngôi trường đặc biệt bởi có nhiều em nhà xa phải sinh hoạt bán trú, nội trú nên thầy cô như cha mẹ luôn dành nhiều thời gian bên học sinh để quan tâm, động viên, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ và là chỗ dựa tinh thần cho các em... Còn các em học sinh thì luôn coi trường là nhà, bạn bè là anh em nên luôn đùm bọc, sẻ chia, dành cho nhau những lời động viên, những hành động ấm áp, yêu thương. Vì vậy mà thầy cô và học sinh đều gương mẫu, nề nếp, nhà trường thực sự là môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Bên cạnh việc học tập ở Bác những đức tính tốt đẹp để hoàn thiện mình, thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức Cảnh còn có ý thức cao trong việc học ở Người tác phong làm việc. Giáo viên và học sinh đều làm việc theo kế hoạch một cách khoa học. Trước mỗi công việc đều lập kế hoạch cụ thể. Chủ động, tự giác, năng động, sáng tạo trong giảng dạy, học tập là hoạt động thường xuyên mà thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức Cảnh luôn noi gương Bác. Hàng năm, trường có khoảng hơn 300 học sinh giỏi huyện, từ 30 đến 50 học sinh giỏi tỉnh, có nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi giao lưu quốc gia và quốc tế. Điển hình như em Vũ Quang Huy, học sinh lớp 6A2. Nhà xa, cách trường hơn 10 km, nhưng vì muốn được theo học ở trường để có thể phát huy được khả năng của mình, Huy đã ở lại khu nội trú của trường. Là một học sinh còn khá nhỏ nhưng em đã rất có ý thức tự lập, luôn gương mẫu chấp hành nghiêm nội quy và chăm chỉ học tập. Em đã phát huy được thành tích học tập của mình, luôn là học sinh dẫn đầu đội tuyển Toán 6 của trường và đã đạt Giải Vàng trong kỳ thi SEAMO (Tốp 10% thí sinh đạt điểm cao nhất của hàng nghìn học sinh dự kỳ thi Olympic Toán các nước khu vực Đông Nam Á). Mặc dù đạt nhiều thành tích xuất sắc nhưng Huy luôn khiêm tốn, ham học hỏi, chăm chỉ và nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Em luôn được bạn bè tin yêu, thầy cô quý mến, luôn là tấm gương để các bạn noi theo.

Được giảng dạy, học tập trong ngôi trường được mang tên Nguyễn Đức Cảnh - Người anh hùng quê hương Thái Thụy, tập thể cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong trường không chỉ coi đó là niềm vinh dự, tự hào mà càng thấy trách nhiệm nặng nề mà cao cả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và nhiều hoạt động trọng điểm của ngành... Thầy và trò nhà trường luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không ngại khó khăn, sẵn sàng sẻ chia, tương trợ nhau để vượt qua mọi thử thách, phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân để tạo nên sức mạnh của tập thể, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về sự yêu thương sẻ chia, tinh thần đoàn kết, vượt khó, chủ động, sáng tạo và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đã, đang và sẽ được thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức Cảnh nghiêm túc thực hiện. Tiếp tục phát huy tinh thần ấy, nơi đây sẽ luôn là địa chỉ hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt, gieo những hạt mầm tài năng của quê hương Thái Thụy anh hùng.

                                Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

 

 

TIN TRONG HUYỆN

 

HUYỆN NHÀ TỔ CHỨC DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM TẠI ĐỀN THỜ BÁC HỒ VÀ TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC

 Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2020), chiều ngày 14/5/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Lễ dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình.

 Dự lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có đồng chí Vũ Thanh Vân - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Đỗ Văn Hiện - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phạm Tùng Lâm - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ huyện khóa XV; lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng, Ủy Ban kiểm tra, Văn phòng Huyện ủy, MTTQ và  các đoàn thể chính trị - xã hội huyện cùng các đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn. Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Vũ Thanh Vân - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy đã báo công dâng Bác về những thành tích của Đảng bộ và nhân dân huyện Thái Thụy đạt được trong thời gian qua. Nổi bật, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, năm 2019 Thái Thụy là một trong những đơn vị xếp tốp đầu toàn tỉnh về phong trào xây dựng nông thôn mới. Kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc, quốc phòng an ninh giữ vững, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường. Thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng đối với vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tại buổi lễ, các thành viên trong đoàn đã kính cẩn thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyện hứa sẽ tiếp tục đoàn kết trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của địa phương, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện biển Thái Thụy ngày càng văn minh giầu đẹp.   

Vào chiều ngày 15/5, tại Trung tâm hội nghị huyện, BTV Huyện ủy long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/5/1890 - 19/5/2020), sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 - CT/ TW của Bộ Chính trị. Tại buổi lễ, sau chương trình văn nghệ đặc sắc ca ngợi công ơn Đảng, Bác kính yêu cùng các nghi thức trọng thể, trang nghiêm, đồng chí Vũ Thanh Vân - Tỉnh ủy viên - Bí thư huyện ủy đọc diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ kính yêu. Đồng thời khẳng định những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân  huyện nhà đạt được trong thời gian qua là kết tinh của sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, bền bỉ phấn đấu, là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ. Tiếp theo chương trình của buổi lễ, đồng chí Đỗ Văn Hiện - Phó bí thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện trình bày báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 - CT/ TW của Bộ Chính trị trên địa bàn huyện ( 2016- 2020). Nhấn mạnh việc học tập, nghiên cứu, quán triệt nội dung chuyên đề đảm bảo nghiêm túc chất lượng, gắn với thực hiện NQ TW4 khóa XI, XII. Trong các phong trào thi đua yêu nước cũng xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực. Tại buổi lễ, đồng chí Phan thị Thủy - Huyện ủy viên - Bí thư huyện đoàn đại diện cho thế hệ trẻ toàn huyện phát biểu cảm tưởng, hứa quyết tâm ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu làm theo lời Bác, xứng đáng với vai trò thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.  Nhân dịp này, BTV huyện ủy khen thưởng 2 tập thể và 4 cá nhân tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. 

                                                           Lê Lan - Đài TT-TH huyện

                                                 

 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2015-2020

Nhiệm kỳ qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, huyện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; thị trường tiêu thụ hàng hóa biến động thất thường; việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, song đây cũng là cơ hội tạo ra tư duy, đột phá mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Trong tình hình đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các sở, ban ngành. Đảng bộ, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu giành được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể:

1- Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá và có nhiều chuyển biến tích cực

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước đạt 17,6%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, năm 2020 ước đạt 50,2 triệu đồng/người/năm, gấp 1,67 lần so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, giai đoạn 2015-2020 ước đạt 89.576,3 tỷ đồng, tăng 10,18%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 ước đạt 54,0 triệu USD, tăng bình quân 22,36%/năm.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2020 ước đạt 5.314 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2020 là 3,88%/năm, cao hơn mục tiêu Đại hội 0,18%/năm. Đến năm 2019, có 47/47 xã hoàn thành các tiêu chí và đạt chuẩn nông thôn mới; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 20.214,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,26%/năm, trong đó bình quân ngành công nghiệp tăng 43,91%/năm. Chương trình phát triển đô thị được đẩy mạnh, Thị trấn Diêm Điền đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Huyện đã và đang triển khai nhiều dự án lớn, công trình trọng điểm. Hệ thống hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Nghề và làng nghề được duy trì và phát triển. Đã tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh, các đơn vị tư vấn triển khai công tác lập Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Các loại hình thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm đạt kết quả cao. Giá trị thương mại, dịch vụ năm 2020 ước đạt 4.668 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,78%/năm; giá trị xuất khẩu năm 2020 ước đạt 54,0 triệu USD, gấp 2,9 lần so với năm 2015, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 22,36%/năm.

- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường được tập trung chỉ đạo thực hiện, đi vào nề nếp. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch, chợ nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới; một số Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng được đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả ở Thị trấn Diêm Điền và các trung tâm Thị tứ, cụm dân cư, tiểu vùng.. Phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng, tạo điểm nhấn bước đầu đối với khu du lịch sinh thái Cồn Đen. Hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng viễn thông và internet tốc độ, chất lượng ngày càng cao; 100%  nhà văn hóa thôn, tổ dân phố được phủ sóng Wifi miễn phí. Hệ thống điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân.

2- Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao tiếp tục phát triển; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Số hộ đạt gia đình văn hóa hàng năm trên 90,2% (tăng 5,2% so với nhiệm kỳ trước, đạt mục tiêu Đại hội); 80,4% thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa (tăng 5,1%); 68,1% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (tăng 36,2%). Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng có bước phát triển, thể thao thành tích cao được chú trọng.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng; công tác khoa học công nghệ được chú trọng và triển khai sâu rộng các sáng kiến, cách làm hay trên địa bàn huyện.

Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường; công tác dân số và phát triển luôn được quan tâm. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phòng, chống đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới vi rút corona gây ra được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chú trọng quan tâm đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Công tác giảm nghèo được thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 0,29%/ năm.

3) Kết quả công tác quốc phòng – an ninh

Tập trung xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn; tập trung đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện tập trung đông người, phức tạp kéo dài, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4) Kết quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

- Công tác chính trị tư tưởng được thực hiện đồng bộ, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân. Kịp thời nắm bắt và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước những dư luận xã hội, góp phần chủ động đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở các cấp, các ngành được chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc.

- Công tác tổ chức, xây dựng Đảng, công tác cán bộ, đảng viên được chú trọng, có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tập trung xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trước hết là trong cấp ủy, trên cơ sở nguyên tắc Điều lệ Đảng; chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, đảng bộ và chi bộ có sự chuyển biến rõ nét. Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 (khóa XII) của Đảng được chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả quan trọng, tạo thế chủ động trong công tác cán bộ. Trong nhiệm kỳ đã chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập một số cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ, chức năng tương đồng; kiện toàn, giảm 17 tổ chức cơ sở Đảng và 26 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở so với đầu nhiệm kỳ. Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được coi trọng, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Đã chủ động xây dựng và chấp hành tốt các cuộc kiểm tra, giám sát của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra hai cấp trong huyện đạt kết quả tích cực.

- Công tác dân vận được quan tâm, chỉ đạo đổi mới theo hướng gần dân, sâu sát cơ sở và đạt hiệu quả thiết thực. Đã kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp, bức xúc, góp phần ổn định tình hình; tạo không khí dân chủ, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân với Đảng; tham mưu chỉ đạo tổ chức tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ;phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

- Tăng cường cải cách hành chính; xây dựng chính quyền vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

- Khối Đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, tăng cường; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

Có được những thành quả 5 năm qua là do huyện đã kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn của những năm trước, cùng với sự chỉ đạo hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Sở, ban, ngành của tỉnh, sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn kiên trì mục tiêu, bám sát phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được xác định. Đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp quyết liệt, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và lợi ích của người dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã tập trung, quyết liệt, đồng bộ, quan tâm toàn diện đến các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm và sự đột phá; xác định được các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, các chương trình, dự án trọng điểm để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Các cấp ủy Đảng luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; đã xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, trước hết là trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy, trên cơ sở nguyên tắc Điều lệ Đảng; phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, động viên nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra từ ngày 1-3/6/2020. Tin tưởng rằng, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, lao động cần cù, sáng tạo và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thái Thụy quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, phấn đấu đưa Thái Thụy ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

                                           Ban Tuyên giáo Huyện ủy

 

 

TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2019, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ  NĂM 2020

Chiều ngày 13/5/2020, UBND tỉnh tổ chức họp trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, nghe đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2020. Dự tại điểm cầu UBND huyện có đồng chí Phạm Tùng Lâm - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện, các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện. Tại điểm cầu các xã thị trấn có các đồng chí lãnh đạo Đảng - chính quyền - MTTQ và thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN).

 Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, năm 2019 Thái Bình chịu ảnh hưởng của hoàn lưu hai cơn bão số 2 và số 3. Tổng lượng mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 các nơi từ 830 - 1.140mm, thấp hơn trung bình nhiều năm, không xuất hiện lũ tiểu mãn. Tại huyện Thái Thụy công tác PCTT đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai tích cực. Toàn huyện chọn cử 490 người tham gia canh coi đê, gần 7.000 người trong lực lượng xung kích, cừ sách gần 2000 người, 170 người giao thông liên lạc. Vật tư phương tiện chuẩn bị trên 282.000 bao tải, pháo cứu sinh, đèn pin các loại...v..v. Lực lượng Biên phòng phối hợp gọi trên 4.200 phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, cứu nạn thành công 4 phương tiện/7 ngư dân gặp nạn trên biển. Xác định năm 2020 sẽ là một năm nóng hơn trung bình, khả năng có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Là huyện ven biển Thái Thụy có tổng số 87,3 km đê thuộc địa bàn của 20 xã, thị trấn (sau sáp nhập), trong đó có hơn 54 km đê sông và đê cửa sông, 31,1 km đê biển. Toàn tuyến có 13 điếm canh, 22 kè lát mái, 65 cống dưới đê, 479 phương tiện tầu thuyền/1.52 lao động và 232 chòi trông coi/235 lao động. Xác định là một trong những trọng điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, vì vậy trước mùa mưa bão, Huyện ủy - UBND huyện đã sớm triển khai công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Yêu cầu các ngành, các địa phương thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà nước và nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng vật tư, phương tiện cho các xã thị trấn với 5.720 người trong đội xung kích, cừ sách 1.495, 420 người trong đội canh cao đê và chọn cử 132 người giao thông liên lạc. Huy động 9 tầu thuyền, 22 ô tô các loại. Tại kho vật tư của huyện chuẩn bị 1 máy phát điện, 7 bộ nhà bạt, trên 500 ao phao, cải lọc, bạt chống tràn, ghim sắt..v.v. Còn tại các vị trí xung yếu như: Kè Thuyền Quan xã Sơn Hà, Cống Thái Phúc, Đồng Nhân xã Thuần Thành, Kè Thái Đô, Vân Cù-Thụy Ninh, hiện đang tập kết trên 4000m3 đá hộc để khi cần là huy động được ngay. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chống mọi biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. UBND các xã, thị trấn chủ động lên phương án sát thực tế công tác kêu gọi tàu thuyền, di dời dân tại những khu vực xung yếu, chòi canh coi nuôi trồng thủy hải sản và các vùng trũng thấp đến vị trí an toàn trước khi có bão đổ bộ vào đất liền hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

 Về đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2020, thực hiện mục tiêu toàn tỉnh gieo cấy 75.500ha lúa, 17.000ha cây màu trở lên, trong đó cây màu hè 11.000ha, cây màu hè thu từ 6.000 – 6.500ha và 36.000ha cây màu vụ đông. Để đạt được mục tiêu trên, huyện nhà quy hoạch 4000-5000ha cấy lúa mùa sớm kết thúc trong tháng 6 để trồng cây vụ đông ưa ấm. Đặc biệt quy hoạch sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa và liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, phấn đấu trà lúa sớm trỗ trước ngày 25/8, lúa đại trà trỗ xung quanh ngày 10/9 để tránh sâu đục thân, rầy cuối vụ gây hại. Đối với sản xuất vụ đông, ngoài duy trì diện tích cây trồng chủ lực, tập trung mở rộng cây Bí đá, Ngô ngọt, Ngô nếp, Cải bắp, Súp lơ, Khoai tây và Dưa chuột bò, Ớt...Ưu tiên các cây trồng có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Thực hiện mỗi xã một sản phẩm, lựa chọn cây trồng ưu thế của địa phương để thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đối với cây ưa ấm thời vụ gieo trồng có thể kéo dài tới 15/10, đối với nhóm cây ưa lạnh, tập trung từ 20/10 đến 10/11. Về cơ chế chính sách, căn cứ điều kiện thực tế sản xuất huyện sẽ hỗ trợ thuốc rừ rầy xử lý bệnh Lùn sọc đen cho toàn bộ diện tích mạ vụ xuân và vụ mùa năm 2020. Đối với cây trồng chủ lực vụ đông huyện cũng hỗ trợ giống khoai tây, ngô để giữ vững và mở rộng diện tích. Ngoài ra còn hỗ trợ tổ chức, cá nhân có mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh gọn vùng, gọn thửa từ 5 ha trở lên. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, điểm cầu Thái Thụy, đ/c Phạm Tùng Lâm-PBT huyện ủy-Chủ tịch UBND huyện nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCTT-TKCN nơi địa phương ven biển Thái Thụy, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc kiểm tra, rà soát, xử lý các vụ vi phạm đê điều, hành lang thoát lũ, công trình phòng chống thiên tai. Đặc biệt trong đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông, đ/c Chủ tịch UBND huyện kiến nghị: Cần phải gắn sản xuất nông nghiệp với thực hiện sản xuất OCOP, tạo vùng nguyên liệu sản xuất sạch, hữu cơ phù hợp với xu thế người tiêu dùng, tạo đầu ra ổn định các sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Kết luận hội nghị đ/c Đặng trọng Thăng-Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương chủ động kiểm tra, phân loại các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu, thành lập lực lượng canh coi, cừ sách, xung kích, ứng cứu, bơi lặn, cứu thương đủ tiêu chuẩn, bảo đảm số lượng, chất lượng và chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng trong nhân dân theo quy định. Xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn người và tài sản cho những ngư dân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản trên biển, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi thiên tai xảy ra. Đối với đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2020, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với chủ trương cấy lúa và trồng các loại cây màu, không bỏ hoang đất lúa. Để đạt được mục tiêu trên, cần sự huy động tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn để chỉ đạo và tổ chức sản xuất trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh với phương châm bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân và an ninh lương lực của quốc gia, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, tập trung chỉ đạo, đổi mới phương thức sản xuất. Xây dựng và triển khai các kế hoạch phòng, trừ sâu bệnh trên cây trồng, chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai để bảo đảm sản xuất an toàn, hiệu quả.

                                                                   Hồ Hiền - Đài TT-TH huyện

 

 

 

CHỈ THỊ

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

về tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua

 “Dân vận khéo”

(Trích nội dung Chỉ thị số 32- CT/HU, ngày 15 /5/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy)

Thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện đã được tổ chức triển khai khá toàn diện, thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các địa phương, cơ quan, đơn vị về phong trào thi đua “Dân vận khéo” từng bước được nâng lên; phong trào thi đua đã thật sự lan rộng ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở. Nhiều mô hình tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội được phát huy và nhân rộng, góp phần đưa Thái Thụy hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và trở thành 01 trong 02 huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; diện mạo, cảnh quan nông thôn ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, phong trào thi đua “Dân vận khéo” phát triển chưa đồng đều ở các địa phương, đơn vị; một số mô hình chưa thực sự đạt hiệu quả thiết thực. Vai trò nòng cốt trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương, đơn vị chưa rõ nét. Tính tiền phong gương mẫu của một số cán bộ, đoàn viên, hội viên chưa được phát huy cao độ. Việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở một số địa phương còn hạn chế.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục phát huy hiệu quả, xây dựng được nhiều mô hình hay, điển hình tốt có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu:

1- Các tổ chức cơ sở đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng theo đúng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Xác định phong trào “Dân vận khéo” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn huyện. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo. Coi trọng công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt báo công dâng Bác” do huyện phát động gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; trong đó cần chú ý nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan nhà nước, trường học và doanh nghiệp. Định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có sáng kiến hay, cách làm sáng tạo trong việc thực hiện các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” và nhân rộng mô hình, điển hình tiêu biểu.

2- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng tăng cường công tác dân vận chính quyền. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, trọng tâm là quán triệt nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức; tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Thái Thụy. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch. Chỉ đạo giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Tăng cường đối thoại, phát huy dân chủ, nâng cao vai trò giám sát của nhân dân.

Ủy ban nhân dân huyện và các xã, thị trấn phối hợp với Ban Dân vận, Khối Dân vận cùng cấp thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, xác định nội dung trọng tâm phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng đối tượng; tạo điều kiện về nguồn lực để triển khai xây dựng, duy trì hoạt động và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.

3- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sâu sát, hướng về cơ sở, gắn bó với nhân dân; đồng thời, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nâng cao năng lực làm chủ và thực hiện tốt quyền làm chủ của mình. Chủ động tham mưu với cấp ủy và thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội. Phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” bảo đảm hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổng kết đánh giá, tuyên truyền nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc thực hiện phong trào “Dân vận khéo” gắn với phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

4- Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo và định hướng nội dung tuyên truyền đến các cơ quan thông tin truyền thông về phong trào thi đua “Dân vận khéo”; chỉ đạo Đài truyền thanh, truyền hình tập trung xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kịp thời tuyên truyền về những mô hình, điển hình tiêu biểu trong toàn huyện.

5- Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy, Văn phòng Huyện ủy và các đơn vị có liên quan định kỳ tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chỉ thị, báo cáo về Ban Thường vụ Huyện ủy.

                                         Nguồn Văn phòng Huyện ủy

 

 

HƯỚNG DẪN

BẦU CỬ TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

I. Ngày bầu cử, hình thức, số lượng và tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

1. Ngày bầu cử: Dự kiến Ngày 20/6/2020

2. Hình thức bầu cử:

Tổ chức thành cuộc bầu cử riêng theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

3. Số lượng, nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: (Thực hiện theo Điều 4 Quyết định 02/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Thái Bình).

+ Mỗi thôn có 01 Trưởng thôn và 01 Phó Trưởng thôn.

+ Mỗi tổ dân phố có 01 Tổ trưởng tổ dân phố và 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.

+ Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố: 05 năm (2020 -2025)

Lưu ý: Số lượng người ứng cử, cụ thể như sau:

Danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, từ 01 đến 02 người, tối đa không quá 02 người.

Riêng đối với Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày UBND xã, thị trấn ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phải trao đổi, thống nhất với Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố lựa chọn Phó Trưởng thôn, Phó tổ trưởng tổ dân phố báo cáo UBND xã, thị trấn; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.

4. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: (Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

- Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;

- Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;

- Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

- Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

II. Công tác chuẩn bị bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

1. Xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, ban hành quyết định và công bố ngày bầu cử: chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử:

1.1. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chủ trì phối hợp với Ban th­ường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.

1.2. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ban hành Quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

1.3. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo với Đảng uỷ thành lập Ban chỉ đạo bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

2. Giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: (Thực hiện theo khoàn 2 Điều 6 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mật trận Tổ quốc Việt Nam): Chậm nhất 15 ngày tr­ước ngày bầu cử Ban công tác Mặt trận thôn phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức:

2.1. Hội nghị dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng th«n, Tổ trưởng tổ dân phố

+ Thµnh phÇn héi nghÞ: Tr­ưởng ban công tác Mặt trận thôn triệu tập và chủ trì hội nghị, hội nghị gồm các thành viên Ban công tác Mặt trận thôn và đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố (nếu thấy cần thiết).

+ Néi dung hội nghị:

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu hội nghị.

- Nêu tiêu chuẩn cán bộ thôn và Quy trình bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Tr­ưởng ban công tác Mặt trận thôn dự kiến giới thiệu những ngư­ời ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Hội nghị thảo luận, giới thiệu thêm hoặc thay thế ngư­ời dự kiến ứng cử.

- Tr­ưởng Ban công tác Mặt trận thôn kết luận việc thảo luận, nhận xét và thống nhất danh sách ng­ười ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Hội nghị lập biên bản ghi rõ số ng­ười đ­ược triệu tập, số ngư­ời có mặt, nội dung hội nghị.

2.2. Báo cáo xin ý kiến Chi ủy, Chi bộ dự kiến giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Căn cứ tiêu chuẩn người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và kết quả họp Ban công tác Mặt trận thôn, Tr­ưởng Ban công tác Mặt trận thôn báo cáo Chi ủy chi bộ dự kiến giới thiệu ngư­ời ứng cử để thống nhất danh sách người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3.  Quyết định thành lập Tổ bầu cử; Quyết định thành phần cử tri; lập danh sách cử tri: Chậm nhất là 10 ngày trước ngày bầu cử:

3.1 Quyết định thành lập tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử. (Thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mật trận Tổ quốc Việt Nam)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập ở mỗi thôn 01 Tổ bầu cử từ 5 đến 7 thành viên theo đề nghị của Ban công tác Mặt trận thôn (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, tổ dân phố); Quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử.

3.2. Quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử. (Thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT –CP-UBMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mật trận Tổ quốc Việt Nam).

Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3.3.  Xác định số lượng, lập danh sách cử tri

Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn chỉ đạo Ban công tác Mặt trận thôn và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Ban Công an xã xác định số lượng cử tri và lập danh sách cử tri là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở từng thôn, tổ dân phố.

4. Thực hiện thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố và niêm yết công khai: chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.

Các quyết định phải đ­ược thông báo đến nhân dân ở thôn, tổ dân phố và niêm yết công khai tại hội trường thôn bao gồm:

- Quyết định ngày bầu cử, thời gian bầu cử.

- Quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử.

- Quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố).

- Danh sách cử tri tham gia bầu cử.

- Danh sách những ngư­ời ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố của từng thôn, tổ dân phố.

- Địa điểm bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

5. Chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử:

Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo cho Văn phòng Ủy ban nhân dân, Nội vụ, thủ quỹ; Văn phòng Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Thống kê phối hợp với Ban công tác Mặt trận thôn, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chuẩn bị:

5.1. Phiếu bầu: Phiếu bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có đóng dấu của UBND xã, thị trấn ở góc phía trên bên trái tờ phiếu; phiếu bầu ghi rõ họ tên những ngư­ời ứng cử và sắp xếp tên người ứng cử theo thứ tự vần A,B,C.. trong bảng chữ cái Tiếng Việt.

5.2. Hòm phiếu: Chuẩn bị 01 Hòm phiếu chính chuẩn bị 01 hòm phiếu phụ.

5.3. Các điều kiện khác như: Cờ Tổ Quốc, Tượng (hoặc) ảnh Bác Hồ, băng rôn, khẩu hiệu, nội quy phòng bỏ phiếu, các loại biên bản, niêm phong hòm phiếu, niêm phong phiếu bầu, phù hiệu tổ bầu cử, bút bi (một loại mực), thước kẻ, bàn ghế và chuẩn bị nước để đón tiếp nhân dân đến bầu cử.v..v.

III. Tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:

1. Khai mạc Bầu cử và duy trì hoạt động bỏ phiếu

1.1.Thành phần khai mạc gồm: Một số thành viên thuộc khu vực bỏ phiếu, đảng viên trong chi bộ, cán bộ quân dân chính trong thôn, tổ dân phố và cử tri trong thôn, tổ dân phố.                                                 1.2. Nội dung khai mạc:

- Chào cờ, Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Công bố các Quyết định: quyết định ngày bầu cử, quyết định thành lập Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử, Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, danh sách người ứng cử, v.v..

 - Kiểm tra và niêm phong hòm phiếu: mời đại diện 2 cử tri chứng kiến hòm phiếu và niêm phong hòm phiếu, sau đó tiến hành bỏ phiếu.

- Thường xuyên thông báo trên hệ thống truyền thanh về thể lệ bầu cử, tiến độ bầucử để nhân dân biết.

 - Nếu có trường hợp đặc biệt không đến địa điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền bỏ phiếu tổ bầu cử cử 02 thành viên tổ bầu cử đem hòm phiếu phụ đến nhà để cử tri hoặc đại diện cử tri hộ gia đình thực hiện quyền bỏ phiếu.

2. Kiểm phiếu.

- Hết thời gian bỏ phiếu: Tổ bầu cử tiến hành lập biên bản kết thúc cuộc bỏ phiếu. Nội dung biên bản ghi rõ: Số phiếu gạch hỏng đổi lại; số phiếu còn lại chưa bầu, tổng số người đã đi bầu theo danh sách cử tri, số người chưa đi bầu theo danh sách cử tri và niêm phong số phiếu còn lại chưa bầu và số phiếu hỏng.

- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện 02 cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

3. Xác định phiếu bầu: Những phiếu bầu sau đây là phiếu  không hợp lệ:

- Phiếu bầu không phải là phiếu theo mẫu của Tổ Bầu cử phát ra.

- Phiếu không có dấu của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

- Phiếu để quá số ngư­ời đ­ược bầu theo quy định.

- Phiếu gạch xoá hết tên những ngư­ời ứng cử.

- Phiếu ghi thêm tên ngư­ời ngoài danh sách những người ứng cử.

- Phiếu có đánh dấu hoặc ghi nội dung khác vào trong phiếu.

Lưu ý: Trong một số trường hợp phiếu bầu không rõ ràng là phiếu hợp lệ hay không hợp lệ thì việc xác định phiếu hợp lệ hay không do Tổ trưởng Tổ bầu cử quyết định sau khi thảo luận các thành viên Tổ bầu cử ngay tại nơi kiểm phiếu.

4. Lập Biên bản kiểm phiếu:

Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia bỏ phiếu; số phiếu phát ra; số phiếu thu về; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố.

Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử và 02 cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu sau đó gửi ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn và Tổ trưởng Tổ bầu cử giữ 01 bản.

IV. Xác định ngư­ời trúng cử và công nhận kết quả bầu cử

1. Xác định ngư­ời trúng cử:

Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người có số phiếu bầu hợp lệ cao nhất trong số những người ứng cử và phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với cử tri trong danh sách của thôn, tổ dân phố. Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất 50% số cử tri trong danh sách tham gia bỏ phiếu.

2. Trường hợp phải tổ chức bầu lại.

Trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc đại diện hộ gia đình trong toàn thôn thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do UBND xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.

Nếu tổ chức bầu cử lần thứ hai vẫn không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Chủ tịch UBND xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời, UBND cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới.

3. Công nhận kết quả bầu cử.

Căn cứ báo cáo kết quả bầu cử của Tổ tr­ưởng Tổ bầu cử, chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định công nhận ng­ười trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Quyết định bầu cử lại. Tr­ường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND xã, thị trấn.

V. Báo cáo và tổng hợp kết quả bầu cử:

Kết thúc công tác bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo công tác bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở địa phương mình về Ủy ban nhân dân huyện (qua phòng Nội vụ).

Sau khi Ủy ban nhân dân xã ra quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân, Nội vụ, Thủ quỹ xã tổng hợp số lượng, chất lượng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố gửi về phòng Nội vụ huyện (theo mẫu) để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Nội vụ.

                                                      Nguồn: Phòng Nội vụ

 


Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Nguồn:thaithuy.thaibinh.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết